Giá vàng hôm nay 28.4.2024: Sau đấu thầu, vàng miếng SJC đắt hơn thế giới gần 13,5 triệu đồng
Góp mặt trong chương trình The Khang Show, "anh tài" Tiến Luật tiết lộ Thu Trang là người khuyên anh nên tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai. Đạo diễn Nụ hôn bạc tỷ cho rằng đây là mùa đầu tiên nên dễ "hot" và cũng là một sân chơi mới đối với ông xã. Trong khi đó, Tiến Luật lại lo lắng vì sợ không kịp lịch quay gameshow 7 Nụ cười xuân và những dự án phim. Ngoài ra, ông xã Thu Trang sợ rằng mình không thể hòa nhập với các anh tài còn lại cũng như vướng những thị phi không đáng có. Đến khi bước vào cuộc thi, Tiến Luật thừa nhận ở tiết mục Tình em là đại dương anh rất nghiêm túc và không cố ý diễn hài nhưng khán giả lại cười. Khoảnh khắc người xem bật cười khiến nam diễn viên 8X bối rối và không còn nhớ những gì giám đốc âm nhạc SlimV dặn dò. Thậm chí, Tiến Luật còn xấu hổ vì người nhà cười quá nhiều. Thu Trang kể lại: "Khi tôi và cả nhà xem ti vi đều mắc cười đến mức anh ấy bị quê. Ngay đêm phát sóng thì chưa bùng nổ, qua mấy hôm sau mới "gây sốt" trên mạng và anh Luật thật sự bị quê". Bên cạnh đó, Tiến Luật cho biết đây là lần hiếm hoi anh cảm thấy lo lắng khi đứng trước khán giả. "Sau 20 năm, tôi mới có lại cảm giác hồi hộp của lần đầu tiên bước lên sân khấu diễn hài. Trước đó, tuy mình là người động viên anh em vì thấy mọi người cũng lo, nhất là Trương Thế Vinh nhưng thật ra mình cũng run", anh nói. Hơn thế nữa, phần biểu diễn của Tiến Luật phải quay lại nhiều lần vì anh quá bối rối. Sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai, Tiến Luật được nhiều bầu show mời đi hát nhưng anh vẫn chưa dám nhận lời. Khi thấy hình ảnh chiếc bánh bao từ MC Nguyên Khang, Tiến Luật nhớ lại thời điểm anh cầu hôn Thu Trang ở một lò gốm bên quận 6. Theo Thu Trang, cô đồng ý lấy Tiến Luật vì cả hai quen nhau được hơn 2 năm và nam diễn viên 8X sẵn sàng đưa hết tiền cho cô. "Chị Mười Ba" tâm sự: "Mới yêu nhau, tiền bạc là anh Luật giao cho tôi giữ hết, tự nhiên mình thấy trách nhiệm nặng nề quá. Tuy nhiên, từ khi anh Luật đưa tiền cho mình giữ thì anh ấy có tiền mang về cho ba mẹ mỗi tháng vì xưa giờ anh ấy chưa làm được điều đó. Lúc mình thấy ba mẹ và cả anh Luật vui thì mình cũng vui. Phụ nữ thấy vui với điều đó là thấy dính kèo rồi, bây giờ không có cái bánh bao thì tôi cũng đồng ý thôi".Mặt khác, Tiến Luật cho biết anh chưa bao giờ chở vợ đi mua bất kỳ món đồ hiệu nào vì tất cả tiền đều do Thu Trang giữ. "Không phải chỉ khán giả của The Khang Show biết mà khán giả cả nước đều biết Trang là người nắm tài chính trong gia đình. Nếu không tin mọi người có thể xét túi của tôi, không có đồng nào cả. Thậm chí, tôi chưa bao giờ hỏi tài khoản ngân hàng có bao nhiêu tiền và nhiều khi vợ nói thì tôi còn quạu nữa", diễn viên phim Vú em tập sự bộc bạch. Thậm chí, khi làm những dự án do Thu Trang sản xuất Tiến Luật cũng không nghĩ đến tiền bạc. Tiếp lời ông xã, Thu Trang nói những ngày lễ ông xã chỉ tặng được những món đồ có giá trị thấp. Còn lại, Tiến Luật chỉ tìm hiểu, gửi hình và thuyết phục bà xã tự mua sắm. "Tôi là người không thích shopping nên không mua những món đồ xa xỉ nhưng anh Luật muốn vợ xài nên cứ gửi hoài. Cho nên, tôi mua cho chồng vui dù người dùng là mình", cô chia sẻ. Câu chuyện tình yêu của Thu Trang và Tiến Luật khiến MC Nguyên Khang ngưỡng mộ vì cả hai tạo động lực cho nhau để sống tích cực hơn mỗi ngày.Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục New Zealand ngay tại Việt Nam
Con hẻm nhỏ nép mình trên đường Dương Bá Trạc, Q.8, TP.HCM tập trung nhiều quán ăn của cộng đồng người Chăm, chuyên phục vụ các món ăn đặc trưng như cà ri dê, cơm Nasi Lemak, bún nước Kadah, bánh mì Roti, cùng nhiều món ăn phong phú của bà con theo đạo Hồi.Những món ăn truyền thống của cộng đồng Hồi giáo không chỉ mang đậm dấu ấn văn hóa mà còn có hương vị đặc trưng khó quên. Sự kết hợp khéo léo giữa các nguyên liệu trong quá trình chế biến không chỉ tạo nên hương vị hài hòa mà còn phản ánh sự tỉ mỉ trong nghệ thuật ẩm thực của người đạo Hồi.Ngoài các món mặn, nơi đây còn bày bán đa dạng các loại bánh.Nhân dịp tháng ăn chay Ramadan, một trong những thời điểm quan trọng nhất của người Hồi giáo. Điều này càng làm cho khu ẩm thực này trở nên nhộn nhịp. Trong suốt tháng này, tín đồ đạo Hồi kiêng ăn uống từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn để rèn luyện sự kiên nhẫn, lòng thành kính và chia sẻ với những người khó khăn.Quan tâm về văn hóa, tín ngưỡng, nhiều người dân cũng đến con hẻm này tham quan. Với họ, trước là tìm hiểu về những nét văn hóa độc đáo của người dân theo đạo Hồi, tiếp đến là thưởng thức những món ăn truyền thống theo kiểu Halal. Những sự kiện như Ramadan không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn trở thành cầu nối để giới thiệu về những nét đẹp trong phong tục, tập quán và ẩm thực của người Hồi giáo đến với cộng đồng. Sự phát triển của các không gian ẩm thực không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch mà còn giúp lan tỏa tinh thần hòa hợp giữa các dân tộc, làm phong phú thêm bức tranh văn hóa đầy màu sắc của TP.HCM.
Ký thỏa thuận tài trợ tín dụng xanh thúc đẩy sản xuất dừa bền vững
Thông tin trên được Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Bắc Nam thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ chiều 20.3, nhằm cung cấp thông tin mới nhất về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.TP.HCM đã có kế hoạch tinh giảm bộ máy giai đoạn 2022 - 2026, giảm 5% công chức hành chính, 10% người hưởng lương từ ngân sách. Tuy nhiên, trong chỉ đạo về sắp xếp bộ máy mới đây, Trung ương chỉ đạo giảm ít nhất 20% biên chế.Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành kế hoạch tổng thể sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố và cấp quận, huyện. Trong đề án của từng đơn vị phải thể hiện rõ việc tinh giảm 20% biên chế.Ông Nam cho biết thêm, hiện Sở Nội vụ đang dự thảo điều chỉnh kế hoạch tinh giản biên chế theo chỉ đạo mới nhất của Trung ương.Hồi tháng 2.2025, HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết 01 về mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy, với mức hỗ trợ cao nhất lên đến hơn 1,1 tỉ đồng.Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết từ ngày 1.3 đến 20.3, toàn TP.HCM có 281 trường hợp làm đơn xin nghỉ việc, gồm 237 xin nghỉ hưu trước tuổi, 44 trường hợp nghỉ thôi việc.Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024. Ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang nghiên cứu, tham mưu UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều chỉnh chính sách theo đúng Nghị định 67.Đối với khối chính quyền, Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu thẩm định từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, tuân thủ Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025. Tùy theo độ tuổi, thời gian đóng BHXH, mức lương hiện hưởng mà cán bộ, công chức nhận mức hỗ trợ khác nhau."Hội đồng thẩm định cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng đúng quy định từng trường hợp", ông Nam khẳng định, đồng thời cho biết Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM thành lập hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về việc có chi hỗ trợ thêm nữa không, ông Nam cho biết Sở Nội vụ đang rà soát các văn bản pháp luật, Nghị định 67 để tham mưu UBND TP.HCM. Nếu có liên quan đến HĐND TP.HCM thì báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM xin chủ trương rồi trình cấp thẩm quyền."Sở Nội vụ đang nỗ lực, cố gắng tham mưu trình trong kỳ họp HĐND TP.HCM để điều chỉnh kịp thời sau khi Nghị định 67 ban hành", ông Nam nói thêm.Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 67 là điều chỉnh khoản 6 điều 9 của Nghị định 178 là bãi bỏ quy định hỗ trợ thêm của địa phương. Phó giám đốc Sở Nội vụ khẳng định sẽ nghiên cứu thật kỹ, thật sát, cân nhắc việc có tiếp tục áp dụng hay không để tham mưu lãnh đạo thành phố phương án phù hợp, đúng quy định.
Tham gia Hội Chữ thập đỏ khi còn trẻ, ông Thiền luôn suy nghĩ tìm phương cách giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Năm 2009, ông đứng ra thành lập tổ Nắm gạo tình thương. "Tên gọi Nắm gạo tình thương được lấy ý tưởng từ hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, đó là mỗi người góp một nắm gạo như một cách trao gửi tình thương. Có khi chỉ một nắm gạo nhỏ nhưng đủ mang đến một bữa cơm ấm lòng cho người khó khăn", ông Thiền chia sẻ.Tổ có 8 thành viên, phần nhiều là nông dân lớn tuổi, đều có chung tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng dốc tiền túi để giúp đỡ người nghèo. Vào ngày rằm hằng tháng, các thành viên đi vận động, quyên góp từ người dân trong và ngoài ấp, sau đó tổng kết, công khai số tiền vận động được rồi lên kế hoạch hỗ trợ tiền và gạo cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Nhờ tinh thần đoàn kết và nhận thấy ý nghĩa cao đẹp của mô hình này, nhiều người dân trong vùng tích cực đóng góp. Hiện nay, tổ hỗ trợ thường xuyên cho 25 hộ, bình quân mỗi hộ nhận 10 kg gạo và 50.000 đồng/tháng. Sau 15 năm hoạt động, tổ Nắm gạo tình thương đã hỗ trợ tổng cộng hơn 35 tấn gạo và gần 200 triệu đồng cho gần 4.000 lượt người nghèo. Ngoài ra, tổ còn hỗ trợ đột xuất cho những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị bệnh tật."Mỗi tháng, tổ vận động được 5 triệu đồng, giúp cho 25 hộ dân trong ấp, mỗi hộ 10 kg gạo. Tiền dư thì trích ra giúp bệnh nhân nghèo. Bản thân là tổ trưởng, tôi phải bỏ tiền túi trước rồi mới kêu gọi bà con được. Hằng tháng, mọi khoản thu chi, mua gì, cho ai… chúng tôi đều công bố cho cả tổ biết", ông Thiền nói.Ông Thiền cho biết gia đình ông làm nghề trồng lúa với diện tích đất 3 ha, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Cuộc sống ổn định nên ông dồn sức vào các hoạt động thiện nguyện nhằm giúp đỡ những người không may mắn, khó khăn. Ngoài duy trì hoạt động tổ Nắm gạo tình thương, ông Thiền còn tham gia ban điều hành xe chuyển bệnh miễn phí của xã Bình Thạnh Đông; tham gia dặm vá đường. Đồng thời ông cũng tích cực đóng góp cho các công trình phúc lợi xã hội, hoạt động xã hội - từ thiện ở địa phương.Ông Huỳnh Văn Thông, Trưởng ấp Bình Trung 2, cho biết: "Ông Thiền là một tấm gương sáng về công tác xã hội từ thiện. Nhiều năm qua, tổ Nắm gạo tình thương do ông thành lập đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều mảnh đời bất hạnh vượt qua khó khăn. Đến nay, nhiều hộ nhờ được giúp đỡ mà cố gắng phấn đấu vươn lên".Theo ông Lương Khánh Vân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Bình Thạnh Đông, ông Thiền rất năng nổ, nhiệt tình, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện tại địa phương. "Hội Chữ thập đỏ xã thành lập 7 chi hội trong 7 ấp, thường xuyên vận động hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn. Riêng ông Thiền tham gia rất nhiều hoạt động, ở đâu làm từ thiện là có mặt ông. Bên cạnh đó, ông còn vận động được nhiều người khác cùng tham gia", ông Vân cho biết thêm.
Trao tiền bạn đọc giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn
Sáng 19.3, Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình" đã tổ chức trao giải cho các cá nhân tập thể tham gia cuộc thi và đón nhận quyết định Xác lập kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Cuộc thi với chủ đề "Tự hào, vững bước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" do Tỉnh ủy Thái Bình giao cho Tỉnh đoàn Thái Bình là đơn vị thường trực tổ chức, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.2030 - 3.2.2025). Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên internet, chia thành 3 đợt, gồm 8 tuần thi. Nội dung thi bao gồm: tìm hiểu lịch sử mảnh đất, con người Thái Bình; các giá trị truyền thống, văn hóa của đất và người Thái Bình; tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ; những thành tựu của Thái Bình sau 135 năm xây dựng, phát triển và 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Sau 8 tuần thi, với gần 2,5 triệu lượt thi, cuộc thi hiện giữ kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Theo ban tổ chức, cuộc thi không chỉ thu hút cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh, mà còn lan tỏa đến người dân cả nước, kiều bào Việt Nam tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc thi thu hút trên 1.000 lượt người con Thái Bình, các du học sinh ở Úc, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc) tham gia.Cuộc thi đã xét, chọn 30 cá nhân đạt giải.